Lao sinh dục cũng có thể khiến cho nam giới bị vô sinh

– Tràn dịch màng tinh hoàn: Khám thấy cả một bên bìu sưng to, nóng, đỏ, da bìu căng thẳng, bóng loáng. Khi sờ nắn thấy mào tinh hoàn lớn, đau và có một màng mỏng tràn dịch của tinh mạc.

Toàn bộ cơ quan sinh dục của nam và nữ đều có thể bị bệnh lao. Đây là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. cũng là một bệnh hệ thống của toàn bộ hệ tiết niệu, sinh dục, luôn đi sau hoặc phát hiện song song với lao thận. Tổn thương do vi khuẩn lao gây bệnh ở các cơ quan sinh dục như: lao dương vật, , , , mào và túi tinh.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

– Cơ địa giảm miễn dịch.

– Ðiều kiện sống nghèo khổ.

– Suy dinh dưỡng.

– Nhiễm lao mạn tính.

ở nam

– Đa số trường hợp bệnh xuất hiện từ từ: Đau nhẹ ở bìu, tinh hoàn to dần lên, khi bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn có thể thấy rò tinh hoàn, chất bã đậu thoát ra ngoài, lỗ rò lâu lành.

– Tràn dịch màng tinh hoàn: Khám thấy cả một bên bìu sưng to, nóng, đỏ, da bìu căng thẳng, bóng loáng. Khi sờ nắn thấy mào tinh hoàn lớn, đau và có một màng mỏng tràn dịch của tinh mạc.

– Tổn thương lao sinh dục nông: Sưng tấy tinh hoàn và mào tinh hòa, bìu sưng to, đau, bệnh nhân sốt cao.

– Nếu tổn thương lao sinh dục sâu: Bệnh có thể biểu hiện bằng rò ở vùng đáy chậu hoặc đái khó do có tổn thương ở tuyến tiền liệt hoặc túi tinh. Thăm khám trực tràng thấy túi tinh và tuyến tiền liệt to, rắn chắc, ống dẫn tinh lổn nhổn những chuỗi hạt cứng, ấn đau.

Biến chứng của lao sinh dục nam gây vô sinh

Vi khuẩn lao có thể gây ra nhiều biến chứng ở bộ phận sinh dục nam ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới:

– Lao dương vật: Tổn thương có thể bắt đầu khi vi khuẩn lao xâm nhập, gây nên bệnh cảnh lao sơ nhiễm tại đây. Ở mức độ phức hợp nhiếm thì tại thân dương vật và bì có thể gặp các hình thái của lao da: đám thâm nhiễm có vảy, nốt lao, ổ loét ben cạnh đó hạch bẹn cũng có thể sưng to

– Lao ống dẫn tinh, mào và túi tinh: Ở các phần này cũng có tổn thương lao như nốt, loét… Chúng bị xơ hóa thành sẹo, làm chít hẹp các cơ quan này, gây đau khi xuất tinh, tinh dịch có máu, mủ. Khám thấy mào tinh hoàn sưng to, đau…

– Lao màng tinh hoàn: Gây bệnh cảnh tràn dịch màng tinh hoàn. Khám thấy tinh hoàn to, căng, nặng, mất cử động, nếu dịch nhiều thì sờ không thấy mào tinh. Do có sự tràn dịch ở bìu, khi rọi đèn pin trong bóng tối sẽ thấy bóng tinh hoàn ở trong đám dịch này.

– Lao tinh hoàn: Tinh hoàn to, chắc, đau ít hoặc không đau, cần phải phân biệt với: viêm tinh hoàn cấp không do lao hoặc ung thư tinh hoàn…

Điều trị

Điều trị nội khoa

– Là phương pháp chủ yếu trong mọi trường hợp lao tiết niệu sinh dục và có khả năng chữa khỏi hoàn toàn các tổn thương. Nguyên tắc điều trị lao tiết niệu sinh dục cũng giống nguyên tắc điều trị bệnh lao nói chung.

– Dùng các thuốc giảm đau, giảm phù nề trong trường hợp lao sinh dục.

Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt để loại trừ một bộ phận bị phá hủy: cắt bỏ mào tinh hoàn, hoặc phẫu thuật bảo tồn.

Phòng bệnh

Phòng bệnh lao sinh dục nói chung không nằm ngoài các biện pháp phòng chống lao như: nâng cao mức sống, cải thiện nơi ăn chốn ở, đặc biệt cần tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, nhất là khi trong nhà có người mắc bệnh lao thì việc ăn ở, sinh hoạt và cách ly đúng mực rất quan trọng như: không chung đụng bát đũa, không dùng chung quần áo, chăn gối, chậu tắm rửa

Lao sinh dục ở nam là lao thứ phát sau lao sơ nhiễm nên cần phát hiện sớm và điều trị triệt để lao sơ nhiễm và các lao khác. Lao sinh dục cũng là một bệnh hệ thống của toàn bộ hệ tiết niệu, sinh dục, luôn đi sau hoặc phát hiện song song với lao thận. Để tránh lao sinh dục cần phát hiện sớm và điều trị đúng nguyên tắc lao thận. Ở một bệnh nhân lao tiết niệu cần phải khám kỹ bìu để phát hiện sớm tổn thương mào tinh hoàn, cũng cần phải khám túi tinh vì lao túi tinh dễ lan vào mào tinh hoàn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *